[4][rượu tỏi đen][slider-top][Tỏi đen Việt Nhật]

Big_slide

[6][tỏi đen][slider-top-big][Tỏi đen Đông Á]

Bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết

| No comment
Người bị bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không làm tăng đường huyết. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ thông tin các chỉ số đường huyết của thực phẩm để bạn có thể dễ dàng lên lịch chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Theo Healthyeating, lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết, một hệ thống xếp loại thực phẩm căn cứ vào mức đường máu tiềm năng, giúp bạn lựa chọn loại thực phẩm giúp giữ mức đường huyết thấp; chỉ số đường huyết (GI) càng thấp càng ít ảnh hưởng đến mức đường trong máu của bạn.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết = 20 hoặc thấp hơn


Các loại thực phẩm không chứa carbohydrate bao gồm thịt, trứng và cá, không nằm trong “bảng xếp hạng GI” và có tác động không đáng kể đối với mức đường huyết.


bi tieu duong nen an gi


Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 20 cũng có tác động rất ít. Bao gồm: cà rốt, cà tím, súp lơ, đậu xanh, bông cải xanh, ớt, hành tây, rau diếp, bí, cà chua, lạc và quả óc chó.

Những loại thực phẩm trên nhìn chung khá an toàn để bạn sử dụng mỗi bữa ăn mà không làm tăng đường huyết. Làm chín các loại rau khiến lượng carbohydrate tăng hoạt tính sinh học và làm tăng chỉ số đường huyết. Vì vậy, ăn rau sống có tác dụng giúp hạn chế tác động với đường huyết.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 20 đến 40


Những thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 20 đến 40 có tác động nhỏ đến lượng đường máu của bạn. Nhiều loại rau có chỉ số GI thấp, chẳng hạn như cà rốt, dao động từ 21 đến 40 khi nấu chín.

bi tieu duong nen an gi


Hàm lượng GI trong ngưỡng trung bình bao gồm các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu, đậu lăng, mì sợi, mì trứng, lúa mạch, anh đào, mận, bưởi, táo, sữa, sữa chua và sữa đậu nành. Sử dụng các loại thực phẩm này điều độ giúp bạn giữ lượng đường huyết ổn định.

Thực phẩm chỉ số đường huyết từ 41 đến 60


Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 41 đến 60 gây ra những tác động vừa phải đối với mức đường huyết.

Nhóm thực phẩm này bao gồm: yến mạch, đậu đỏ, đậu xanh, bắp rang, khoai lang, khoai tây, bột mì trắng, cam, nho, chuối, kiwi, xoài, dứa, nho khô, gạo, nước trái cây…

bi tieu duong nen an gi


Để ngăn không cho lượng đường huyết tăng lên, chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải thực phẩm thuộc nhóm này. Chỉ ăn một phần nhỏ trái cây hoặc một nửa bát mỳ pasta mỗi bữa là giới hạn hợp lý của nhóm thực phẩm này.

Chúc bạn có một chế độ dinh dưỡng khoa học cho cơ thể khỏe mạnh!